Gỗ cẩm và gỗ hương là 2 nguyên liệu cao cấp trong chế tạo và sản xuất đồ nội thất gỗ. Tuy nhiên, gỗ cẩm vàng thì khá nhiều người chưa biết tới và nếu so sánh gỗ cẩm vàng và gỗ hương, đâu mới là lựa chọn cho bạn. Cùng tìm hiểu với Đồ gỗ Hòa Hoan ngay nhé!
Tìm hiểu về gỗ cẩm vàng và gỗ hương
Gỗ cẩm vàng
Gỗ cẩm vàng (cẩm chỉ) là giống cây lấy gỗ thuộc họ đậu và có thân cao lớn tới vài chục mét khi trưởng thành. Chúng thường phân bố tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, hoặc các nước Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia, Thái Lan…
Do có giá trị kinh tế lớn, mang tính thẩm mỹ cao nên số lượng gỗ cẩm vàng tự nhiên hiện không còn nhiều và đã được xếp vào loại “Gỗ quý hiếm, cấm khai thác”.
Các sản phẩm làm từ gỗ cẩm vàng trên thị trường hiện nay đều được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu (nhiều nhất là từ Nam Phi). Tuy có chất lượng và giá trị kém hơn gỗ tự nhiên nhưng chúng vẫn đảm bảo mọi ưu điểm khi sử dụng.
Gỗ cẩm vàng, cẩm lai và cẩm sừng là 3 dòng khác nhau của gỗ cẩm. Đây cũng là có mùi thơm nhẹ khá đặc trưng và dễ nhận biết.
Xem thêm: [Bật mí] Cách chọn đồ gỗ nội thất chuẩn đẹp NHẤT
Gỗ hương
Gỗ hương là loại gỗ quý được xếp vào nhóm I trong danh sách gỗ quý Việt Nam. Gỗ hương là cây thân gỗ lớn, thuộc họ đậu và thường sinh trưởng, phát triển tại những nơi có trầm tích như Tây Nguyên hay vùng Đông Nam Bộ nước ta.
Tại Việt Nam, gỗ hương được tìm thấy nhiều nhất ở Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên, Tây Ninh. Một số Quốc gia như Lào, Campuchia hay Nam Phi cũng là nơi có nhiều loại cây lấy gỗ này.
Gỗ hương có đặc tính ưa trầm tích, khả năng phát triển đạt tới 30 – 35m, đường kính từ 100cm trở lên khi trưởng thành.
Trên thị trường Việt Nam, gỗ hương có nhiều loại khác nhau, như:
- Gỗ hương ta (gỗ hương đỏ Việt Nam) (HIỆN ĐÃ BỊ CẤM KHAI THÁC)
- Gỗ hương đỏ Lào và Campuchia
- Gỗ hương tuyết (Nam Phi)
- Gỗ hương vân (Nam Phi)
- Gỗ hương Nam Mỹ
- Gỗ hương đá
- Gỗ nu hương
- Gỗ hương xám
So sánh gỗ cẩm vàng và gỗ hương
Nếu đang băn khoăn, chưa hiểu về các đặc tính cũng như chất lượng của gỗ cẩm vàng và gỗ hương thì đây sẽ là câu trả lời cho bạn:
Gỗ cẩm vàng
Ưu điểm
- Thớ gỗ mịn
- Hệ vân nhỏ và kéo dài liền mạch dọc theo thân gỗ, tạo nên vẻ đẹp về tính thẩm mỹ cao
- Gỗ cẩm vàng có độ cứng cao, tỷ trọng lớn nên khá nặng
- Gỗ dễ nhuộm màu và đánh bóng để tăng thêm tính thẩm mỹ cho thành phẩm
- Càng trồng, sinh trưởng ở những nơi cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, cây cho chất gỗ càng đẹp
- Gỗ cẩm vàng chịu lực, chịu va đập tốt, khả năng đàn hồi cao
- Có khả năng hạn chế mối mọt, cực ít bị cong vênh, nứt nẻ
- Dễ dàng uốn cong, tạo hình để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng
- Gỗ cẩm vàng có mùi thơm nhẹ, không hắc, dễ nhận biết
Hạn chế
Gỗ cẩm vàng trước khi được chế tác sẽ được ngâm dưới nước, khiến chúng có mùi “thum thủm” giống như tre tươi ngâm. Ngoài ra, giá thành của gỗ cẩm vàng cũng tương đối cao nên thị trường cũng đã xuất hiện các loại gỗ pha trộn, giả gỗ cẩm vàng.
Xem thêm: Các loại lục bình gỗ được ưa chuộng nhất hiện nay
Gỗ hương
Ưu điểm
- Thớ gỗ mịn và đều
- Vân gỗ dàn đều và không xoăn, có tính thẩm mỹ cao
- Gỗ hương có mùi thơm đặc trưng khá dễ chịu và dễ nhận biết
- Gỗ không bao giờ bị mối mọt hay cong vênh, nứt nẻ
- Gỗ hương có tỷ trọng lớn, nên trọng lượng nặng hơn so với các loại gỗ thông thường khác
- Gỗ có độ cứng cao, khả năng chịu va đập và chịu lực cực tốt
- Khi mới khai thác, gỗ còn tươi sẽ có màu đỏ nâu hoặc đỏ nhạt, nhưng sau một thời gian sẽ chuyển dần sang màu đỏ sẫm tuyệt đẹp
Hạn chế
Có thể nói nhược điểm duy nhất của gỗ hương là giá thành cực cao và loại gỗ hương ta tự nhiên đã bị cấm khai thác nên không thể tìm thấy loại nguyên liệu này trên thị trường.
Qua những thông tin so sánh gỗ cẩm vàng và gỗ hương, có thể thấy 2 loại gỗ này đều có điểm chung về đặc tính bền chắc, độ cứng, tuổi thọ cũng như giá thành khá cao. Ngoài ra, mỗi loại đều có những mùi hương đặc trưng riêng biệt.
Điểm khác biệt nổi bật nhất chính là ở màu sắc (gỗ cẩm vàng có màu vàng sáng, còn gỗ hương có màu nâu đỏ đặc trưng).
Tóm lại, mặc dù đã giúp khách hàng so sánh gỗ cẩm vàng và gỗ hương, nhưng cũng không thể đánh giá loại gỗ nào tốt hơn hay kém hơn. Nên ngoài sở thích cá nhân và nhu cầu sử dụng thì độ sẵn có của nguyên liệu và khả năng chế tác cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của khách hàng.