Khi so sánh gỗ cẩm hồng và gỗ đó nhiều người sẽ nghĩ chúng chỉ khác nhau về màu sắc hoặc giá thành. Nhưng ít ai biết rằng, mỗi loại gỗ ngoài màu sắc và giá thành chúng còn khác nhau rất nhiều về đường vân gỗ, xuất xứ, độ bền cũng như tính ứng dụng. Ngày hôm nay hãy cùng Đồ gỗ Hòa Hoan tìm hiểu về các tiêu chí này bạn nhé!
Đặc điểm so sánh gỗ cẩm hồng và gỗ đỏ
Gỗ cẩm hồng
Gỗ cẩm hồng là loại gỗ có nhiều thớ gỗ và vân đều xen kẽ vô cùng đẹp mắt. Lúc còn mộc sẽ có màu hơi ngả hồng nên thường được gọi là là gỗ cẩm hồng. Gỗ cẩm hồng là loại có nhiều ván lớn với độ cứng gần tương tự như gỗ lim việt nhưng được ưa thích bởi đường nét vân gỗ đẹp hơn lim
Gỗ cẩm hồng có điểm gì đặc biệt?
Cẩm hồng Nam Phi là loại gỗ có đường kính lớn. Đặc biệt loại gỗ này có nguồn cung đa dạng từ gỗ cẩm hồng Nam Phi, Việt Nam, Campuchia,… Không chỉ thế, giá của gỗ cẩm hồng còn rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ tương tự khác trên thị trường. Đây là một lợi thế đặc biệt lớn khiến gỗ cẩm hồng trở thành loại gỗ yêu thích của mọi người khi nghĩ đến mua việc mua đồ nội thất gỗ.
Gỗ cẩm hồng có nhiều nguồn nhập khẩu
Khi nói về gỗ cẩm thường người ta sẽ nghĩ ngay để gỗ cẩm thị, một loại gỗ từ lâu đã được giới chơi gỗ gọi với cái danh là vua gỗ cẩm. Mức giá cũng thuộc vào hàng cao nhất nhì. Ngoài cẩm thị ra thì gỗ cẩm cũng có rất nhiều loại như: Gỗ cẩm chỉ, gỗ cẩm sừng, gỗ cẩm lai, gỗ cẩm hồng, gỗ cẩm nghệ,… Gỗ cẩm hồng được xếp vào nhóm gỗ 1A. Nói riêng, gỗ cẩm hồng Nam Phi là loại gỗ được ưa thích sử dụng nhiều nhất do chất gỗ cũng như màu sắc đỏ vô cùng hút mắt.
Gỗ cẩm hồng được xếp vào nhóm gỗ 1A
Gỗ cẩm hồng có sắc đỏ và khá tương tự với cẩm lai về độ cứng, độ bền, đường nét vân gỗ. Cẩm hồng có lợi thế đặc biệt là sở hữu đường kính lớn nên có thể dùng làm nhiều vật dụng nội thất lớn. Sắc đỏ của gỗ cẩm hồng sẽ dựa nhiều nơi được trồng, gỗ sẽ có màu đỏ đô tới nhạt dần. Thân gỗ cẩm hồng khá cứng, có thể thấy vân gỗ cẩm lai trên thị trường hiện nay có nhiều loại như: Vân cầu (NU), vân rối, vân núi, vân chun 3D, vân hoa,…
Xem ngay: Kích thước chiếu nguyên khối tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Gỗ đỏ
Cây gỗ đỏ hay còn được gọi với nhiều cái tên phong phú như Hổ Bì, Cà Te,… Nằm vào nhóm thực vật họ đậu, đây là loại cây ưa sáng thường xuyên được tìm thấy ở các rừng xanh hay rừng nửa rụng lá.
Cây gỗ đỏ sinh sống tại đâu?
Thông thường, người ta sẽ tìm thấy cây gỗ đỏ tại các loại đất có thành phần cơ giới được đánh giá là trung bình. Đặc biệt là các tầng đất thấp, sườn thoát nước, thỉnh thoảng là những nơi đất bằng. Gỗ đỏ được phân bố rộng rãi ở các khu vực như Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan hay ở một số nước Châu Phi.
Xem ngay: Mẫu sập gỗ cẩm hồng đẹp, ấn tượng, độc lạ
Ưu và nhược điểm khi so sánh gỗ cẩm hồng và gỗ đỏ
Ưu điểm của gỗ đỏ
Gỗ đỏ là loại cây gỗ tốt có độ cứng rất cao nên các vật dụng từ loại gỗ này có độ bền khá cao và chắc chắn. Đặc biệt, gỗ ít khi bị mối mọt đục khoét, không bị thấm nước nên có thể hạn chế được tình trạng ẩm mốc. Ngoài ra, khả năng chịu lực của gỗ đỏ được đánh giá khá cao khi có thể chịu được các va đập mạnh, đẹp theo thời gian mà không hề bị cong vênh.
Ưu điểm của gỗ đỏ là gì?
Gỗ đỏ cũng là loại có mùi hương khá thư giãn và thoải mái, mang đến cho người dùng một cảm giác thư thái dễ chịu. Đặc điểm nữa khiến nhiều khách hàng ưa thích gỗ đỏ là các đường vân gỗ đẹp sắc sảo tự nhiên. Màu sắc gỗ cũng rất đẹp và không bị phai dần theo thời gian hay do tác động từ môi trường, thời tiết.
Nhược điểm của gỗ đỏ
Nhược điểm lớn nhất của gỗ đỏ là gia công tốn khá nhiều thời gian do tính chất cứng, nặng của gỗ. Vậy nên giá thành sẽ có đôi chút cao hơn các loại gỗ thông thường khác.
Ưu điểm của gỗ cẩm hồng
Gỗ cẩm hồng từ lâu đã quá nổi danh là loại gỗ có đường nét độc đáo. Để có thể kể ra hết các ưu điểm này là điều không thể. Dưới đây là một số ưu điểm nổi trội của gỗ cẩm hồng mà bạn nên biết.
- Vân gỗ và màu sắc bắt mắt.
- Gỗ cứng, dày dặn không bị mối mọt tấn công.
- Bền màu theo thời gian có thể để hàng trăm năm.
- Gỗ càng được dùng lâu càng bóng và mịn.
- Mức giá khá ổn do hiện nay thị trường Việt Nam chưa quá chuộng.
Ưu điểm của gỗ cẩm hồng
Nhược điểm của gỗ cẩm hồng
Giống với gỗ mun, gỗ cẩm hồng khá cứng nên khi môi trường có nhiệt độ cao gỗ có thể bị nứt. Các vết nứt tuy nhỏ nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ của các loại nội thất được làm bằng gỗ cẩm hồng. Đặc biệt là không đẹp mắt khi nội thất là bàn ghế ăn của gia đình.
Khả năng ứng dụng của gỗ đỏ và gỗ cẩm hồng
Nếu gỗ đỏ cứng cáp và được dùng làm các loại nội thất lớn như cửa gỗ, tủ bếp, sập gỗ, salon, bàn ghế giúp gia chủ thể hiện được sự quyền lực và độc đáo. Thì gỗ cẩm hồng lại chủ yếu được dùng làm giường ngủ, tủ chứa quần áo, lục bình,…
Bài viết phía trên là những thông tin khi so sánh gỗ cẩm hồng và gỗ đỏ mà Đồ gỗ Hòa Hoan muốn bạn biết. Hãy lựa chọn thật kỹ và tìm ra đâu là loại gỗ hợp gu của gia đình mình bạn nhé!